Thông báo

Trang chủ Tin tức Thông báo

Xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo sao cho đúng?

05/04/2023
626
Xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khi xây dựng thực đơn, cần nắm rõ những nguyên tắc riêng phù hợp với trẻ mầm non

/UploadFinder/files/Th%e1%bb%b1c%20%c4%91%c6%a1n%20tu%e1%ba%a7n%201-%20th%c3%a1ng%204.pptx

Xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo sao cho đúng? 

Xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khi xây dựng thực đơn, cần nắm rõ những nguyên tắc sau đây: 

    • Mỗi khẩu phần ăn cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho bé thoải mái học tập và vui chơi. 

    • Thực đơn của trẻ mầm non cần cân đối tỷ lệ đạm, vitamin, chất béo và chất khoáng trong mỗi khẩu phần ăn. 

  • Đối với tuổi nhà trẻ, khẩu phần ăn chiếm 60 – 70% khẩu phần cả ngày. Đối với trẻ mẫu giáo chiếm 50 – 60% khẩu phần cả ngày. Trong đó, bữa trưa chiếm khoảng 30 – 35 %, bữa chiều chiếm 25 – 30% và bữa phụ khẩu phần bằng ½ bữa chính. 
    • Thực đơn cho trẻ mẫu giáo nên được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng, mùa để bé làm quen với nhiều món ăn mới lạ và điều hòa thực đơn.

    • Thực đơn cần có sự thay đổi để trẻ không bị ngán. Tuy nhiên, khi thay đổi cần lưu ý thay thế nguyên liệu trong cùng một nhóm. 

  • Cân bằng thực phẩm giàu calo và ít calo để tránh trình trạng thừa cân hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ. 
    • Việc chế biến món ăn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, người chế biến nên áp dụng các cách chế biến đa dạng và sử dụng gia vị phù hợp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn. 
      Các thành phần dưỡng chất cần có trong thực đơn cho trẻ mẫu giáo

Thực đơn cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo đạt 1230 – 1320 calo/ngày. Trong đó, lượng calo từ bột đường chiếm 52 – 60%, đạm chiếm 13 – 20% , chất béo chiếm 25 – 35% so với tổng khẩu phần ăn. Các thành phần dưỡng chất nên có trong thực đơn cho trẻ mẫu giáo:

    • Chất bột đường từ cơm, cháo đặc hoặc các món tương tự. 

    • Chất đạm từ thịt, cá, tôm, cua,…

    • Chất béo như dầu mỡ, bơ,… 

    • Chất xơ từ rau củ, trái cây. Các loại trái cây bổ sung đề kháng cho trẻ như: táo, cam, chanh, chuối, bơ, dâu tây,…

    • Vitamin và chất khoáng: vitamin A 1.000 UI, vitamin D 400UI, Canxi 500mg, sắt 6 – 7mg, kẽm 10mg
      Gợi ý thực đơn cho trẻ mẫu giáo theo mùa

Mỗi mùa sẽ có đặc điểm khí hậu khác nhau, cơ thể trẻ cũng có sự thay đổi để thích nghi với thời tiết. Do đó, khi lên thực đơn cho trẻ mẫu giáo, người chăm sóc cần thay đổi thực đơn linh hoạt phù hợp với sự phát triển của trẻ. Ví dụ, mùa nóng, bé nên ăn các món ăn tươi mát có khả năng giải nhiệt, mùa lạnh, bé nên ăn các món ăn có tính ấm, dễ tiêu hóa. 

 

 

 

 

Ban truyền thông
Trường Mẫu giáo Chim Non

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 3 đánh giá
Chia sẻ: