Tin tức từ trường

Trang chủ Tin tức Tin tức từ trường

Tại sao phải dạy múa cho trẻ mầm non?

29/03/2023
290
Múa là một trong những bộ môn năng khiếu quan trọng nhất đối với lứa tuổi mầm non. Bộ môn này không chỉ nâng cao thể chất mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thẩm mỹ, trí tuệ, đạo đức và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Múa là loại hình nghệ thuật biểu diễn có lịch sử lâu đời. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa các động tác của cơ thể và sự cảm thụ âm nhạc, tư duy thẩm mỹ đỉnh cao. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, nó là bộ môn năng khiếu giúp trẻ thư giãn, rèn luyện thể chất và hoàn thiện về mọi mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của múa trong chương trình giảng dạy ở các trường mầm non.

Múa dạy trẻ về đạo đức và sự cảm thông

Khi học múa, trẻ sẽ cần phối hợp với các bạn một cách nhịp nhàng để hoàn thành màn biểu diễn một cách tốt nhất. Có nghĩa là, trẻ phải học cách kết hợp với bạn, quan sát, nhường nhịn nhau trong mỗi động tác, không chen lấn, xô đẩy. 
Quá trình này sẽ có những tác động tích cực đối với tư tưởng của trẻ, giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ với mọi người hơn, hình thành tình cảm đạo đức, đối nhân xử thế hợp lý. Nói theo cách của các chuyên gia nghiên cứu thì học múa là điều kiện thiết để hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của trẻ.

Học múa giúp trẻ phát triển trí tuệ
Múa và những môn nghệ thuật biểu diễn nói chung đều được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của con người. Khi học múa, trẻ cần tập trung quan sát, vận dụng khả năng ghi nhớ, vận động theo những giai điệu riêng.
Đây chính là bộ môn lý tưởng giúp trẻ có thể kết hợp được các cơ quan vận động, gồm thính giác, thị giác và chuyển động cơ thể, nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, từ đó hoàn thiện về mặt tư duy.

Học múa giúp trẻ phát triển thể chất 
Bạn có thể thấy những nghệ sĩ học múa từ nhỏ có cơ thể hết sức dẻo dai và đẹp chuẩn. Khi học múa, trẻ được vận động toàn thân theo nhịp điệu của từng bản nhạc. Điều này giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện, đồng thời kích thích hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, giúp cải thiện sức khỏe thể chất cho trẻ.

Học múa giúp trẻ phát triển năng lực thẩm mỹ
Múa là bộ môn nghệ thuật điển hình cho cái đẹp. Sự kết hợp giữa động tác của cơ thể, với giai điệu sống động và các trang phục nhiều màu sắc… tất cả gợi cho trẻ những tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ, giúp trẻ có nền tảng nhất định về nghệ thuật.
Mặc dù vậy, cha mẹ cũng cần hiểu rằng, múa chỉ có thể phát huy được vai trò thực sự hữu ích khi được giảng dạy bởi giáo viên có trình độ, có trách nhiệm với nghề, với trẻ. Bên cạnh đó, điều quan trọng là phải khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú với môn học này, để mỗi ngày đi học là một ngày vui.
Một số hình ảnh lớp Mẫu giáo bé C1 tập múa:

Nguồn
Sưu tầm

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 4/5 trong 2 đánh giá
Chia sẻ: